Để hiểu đúng hơn về Bphone

Để giúp mọi người có thêm góc nhìn về Bphone, sản phẩm đang “gây bão” ở Việt Nam, Web Nhà Kua xin chia sẻ bài viết sau của anh Nam Hoai Do (Đỗ Hoài Nam), một người rất nổi tiếng trong cộng đồng những người Việt Nam làm công nghệ ở đẳng cấp thế giới. Web Nhà Kua mong nhận được các ý kiến phản hồi (nếu có) của các bạn để “bức tranh Bphone” thêm sắc nét và chân thực.

[Cập nhật]: Sau góp ý của nhiều bạn, Web Nhà Kua đã cố gắng Việt hóa tối đa các từ được tác giả viết bằng tiếng Anh để bài có sức lan tỏa lớn hơn đến nhiều người. Xin cảm ơn các bạn!

Tại sao Bphone không xứng đáng được gọi là sản phẩm trí tuệ của người Việt?

Để hiểu được việc này bạn cần nhiều kiến thức về việc sản xuất và kinh doanh phần cứng (Hardware Business hơn một người bình thường (thậm chí là kỹ sư phần mềm) biết. Thế nên giải thích sau đây sẽ hơi dài và ko dễ hiểu, chỉ dành cho những ai thực sự muốn hiểu.

  
Một chiếc phone được làm từ rất nhiều linh kiện điện tử (components) và bộ vi xử lý (chips). Vấn đề là các linh kiện và chips chỉ bán số lượng lớn cho các Nhà Sản Xuất. Lý do thì rất đơn giản, bất kỳ một anh kỹ sư phần cứng (hardware engineer) nào cũng có thể ngồi nhà vẽ ra cái mạch gồm các cấu phần (components) để làm ra cái điện thoại, nếu các cty chip hoặc linh kiện làm việc với mọi người thì sẽ không thể hỗ trợ hết được. Còn ngược lại sau khi thiết kế xong sản phẩm thì nhóm thiết kế sẽ phải có hợp đồng với hàng nghìn nhà cung cấp (suppliers) của hàng nghìn linh kiện khác nhau, cũng không thể làm được như vậy. Do đó, để có được linh kiện, bạn phải là “nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn” (qualified manufacturers). Nhiệm vụ của các nhà sản xuất này là làm việc với các công ty sản xuất sản phẩm (product companies), thống kê số lượng linh kiện và ký hợp đồng với suppliers. Đối với chip cũng như vậy. Mỗi con chip làm ra đều phải có “thiết kế tham chiếu” (reference design), nghĩa là một hướng dẫn về bản mạch cụ thể mà sẽ đảm bảo chạy được con chip đó. Cách phân phối chip trong hardware business cũng giống như components, chỉ phân phối qua các nhà sản xuất đã được “qualified”.

Để trở thành các “qualified manufacturers” thì bạn cần phải có rất nhiều thứ như đội ngũ kỹ sư giỏi, ít nhất 10 năm trong ngành với cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, sản lượng phải cao đủ..v.v… Một bộ xử lý lõi tứ (quadcore processor) (có thể coi là chip đắt nhất trong cái đt) có giá $10-$12,các components tính bằng cents, thì một công ty thiết kế bộ vi xử lý (chip design) phải bán bao nhiêu cái để có doanh thu hàng tỷ đô? chính vì vậy ko phải nhà sx nào cũng đủ volume để đc làm nhà phân phối (distributors) cho các hãng linh kiện, nói chi đến BKAV.

Quá trình 15 năm qua là quá trình xuống dốc của các công ty làm sản phẩm bán dẫn (semiconductors), nghĩa là biên lợi nhuận (margin) trong chips và components ngày càng giảm đi, do giá thành giảm và công nghệ tăng với tốc độ chóng mặt. Việc này dẫn đến margin của các công ty sản xuất cũng giảm đi liên tục và còn lại rất ít. Rất nhiều công ty phần cứng hàng đầu thế giới đã biến mất chỉ trong 5-10 năm. Điếu đó đã bắt buộc các công ty phần cứng và các nhà sản xuất phải tối ưu hóa (optimise) cách làm việc, không thể hỗ trợ từng sản phẩm được nữa. Do vậy, các nhà sản xuất bắt buộc phải nhảy vào làm thiết kế, đặc biệt là cho các sản phẩm phổ biến (như phones, stb, smart watch, v.v..) Họ phải làm thế để giảm thiểu số loại components đồng thời tối đa số lượng của mỗi components để có giá rẻ nhất còn cạnh tranh. Hiện tại các cty làm thương hiệu cho các sản phẩm phổ biến (như điện thoại, đồng hồ, máy ảnh, v.v…) đều phải chọn một nhà sản xuất và chọn một trong những sản phẩm họ đã thiết kế sẵn. Sau đó thì chọn vật liệu trong “thực đơn” (menu) nhà sản xuất đó có. Thường thì cũng không nhiều lựa chọn lắm vì một khi đã chọn bộ vi xử lý chính (main chip), bạn chỉ có một danh sách ngắn của các nhà sản xuất dùng chip đó. Đến khi đưa số lượng vào nữa thì đôi lúc sự lựa chọn chỉ là 1 hoặc 2 nhà sản xuất. Sau khi lựa chọn phần công nghệ xong, thì bạn phải chọn “housing” tức là hình dáng của sản phẩm. Cái này cũng rất hạn chế do các nhà sản xuất đã thiết lập dây chuyền của họ theo cách ít phải “can thiệp thủ công” (manual insertion) nhất. Nếu thay đổi nhiều họ sẽ phải thay đổi các thông số thiết lập, đặc biệt là phải thay đổi “tooling” (khuôn và công nghệ làm khuôn) dẫn đến giá thành đội lên kinh khủng.

Sau khi chọn xong, bạn có thể trả một số tiền cho nhà sản xuất để sở hữu design đó độc quyền. Đây chính là cách các nhà sản xuất lấy lại tiền đầu tư thiết kế sản phẩm trước. Số tiền này có thể lên đến cả $100K cho toàn bộ design hoặc chỉ $10K nếu chỉ sở hữu tooling (kiểu dáng).

Vậy nên:

Trong trường hơp BKAV, lần đầu tiên gia nhập vào lĩnh vực “hardware business”, cái duy nhất họ có thể làm là đến một “qualified manufacturer” và chọn một trong những sản phẩm đã được thiết kế sẵn. Cái này đã bao gồm việc sử dụng công nghệ gì, từ máy ảnh đến xạc pin, hệ điều hành..v.v… Và việc làm này cũng là cách duy nhất để sản phẩm ko bị giá thành gấp đôi gấp ba các sp cùng loại trên thị trường.

Chỉ một ví dụ nhỏ thôi, với “thiết kế tốc độ cao” (highspeed design) như Bphone thế này thì bo mạch (printed circuit board – PCB) phải ít nhất 10 lớp (layers), thế mà ở VN, các nhà sản xuất PCB (PCB manufacturers) làm 4 layers PCB còn chưa được, việc hàn phủ (shielding) và dộ dày cũng như vật liệu ko chuẩn nên chất lượng PCB rất thấp, highspeed chắc chắn ko chạy. Một số manufacturer cực lớn (hàng Tỷ đô), như Anam Electronics Hàn Quốc (sx 100% dàn máy cho Yamaha, Denon v.v.. tại VN) vẫn phải làm PCB ở nước ngoài rồi mới nhập vào nhà máy ở VN lắp ráp linh kiện.

Cái BKAV làm ko khác gì việc FPT và Viettel đã làm trước đây khi 2 công ty này đưa ra thị trường sản phẩm phone thương hiệu Việt. Lúc đó ko thấy ai nói đến “tự hào sản phẩm trí tuệ Việt” nhỉ!!! FPT với Viettel mới là người đi đầu trong sp công nghệ THƯƠNG HIỆU Việt. Cái khác duy nhất là hồi cách đây 10 năm, các “qualified manufacturers” chưa có nhà máy ở Việt Nam, tất cả đều đang đặt ở TQ. Bây giờ thì đã khác nhiều rồi vì 10 năm vừa qua, TQ trở nên đắt đỏ và rất nhiều các “qualified manufacturers” đã mở nhà máy ở Việt Nam. Chính vì vậy, nếu bâyg giờ FPT và Viettel có làm phone thương hiệu Việt thì nó cũng sẽ là “made in Vietnam” y như BKAV thôi. Cái việc “made in ở đâu” ko quan trọng mà cái việc “design bởi ai” mới là cái chính (design ở đây ko có nghĩa là kiểu dáng). Cuối cùng thì cũng rất có thể là “con cáo” (Web Nhà Kua: ý tác giả ám chỉ Tập đoàn Foxconn của TQ) sản xuất thôi.

Hiện tại, Misfit Wearables mới xứng đáng được là sản phẩm công nghệ trí tuệ Việt Nam do Trang Lê và Sonny Vũ sáng lập, đội ngũ kỹ sư ở Việt Nam. Misfit đang được cả thế giới dùng và trầm trồ. Tuy nhiên vẫn là sản xuất ở TQ, và Xiaomi vừa phải đầu tư $60 triệu vào đấy.

Tóm lại các bạn yêu nước mù quáng chửi những người ném đá là ghen ăn tức ở, dìm hàng tập thể cần phải hiểu những người làm công nghệ chân chính như chúng tôi không đồng tình cái gì. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ việc chúng ta tạo ra các Thương Hiệu Việt, tận dụng sự thay đổi của Hardware Business thời nay để tạo ra các sản phẩm “vật chất” (physical) Thương Hiệu Việt Nam. Việc này rât tốt bất kể là “made in” ở đâu và bất kể thế nào, chúng ta cũng nên mua các sản phẩm như thế này nếu phù hợp. Thế nhưng đừng đánh lừa công chúng là các bạn tự làm ra sp đó và đưa nó lên là đại diện cho nhưng gì công nghệ Việt Nam làm được.

Chúng tôi những người làm công nghệ chân chính có thể chưa làm được nhiều nhưng không đồng tình với việc nhận chất xám của người khác là chất xám của mình. Người Việt Nam tự trọng không ăn cắp.

Đỗ Hoài Nam

Có thể bạn quan tâm: Việt Nam: Báo cáo của một Hacker

Mời các bạn đọc thêm Chuyện thời cuộc của Web Nhà Kua.

15 thoughts on “Để hiểu đúng hơn về Bphone

  1. Nói thật mình cực kì ghét cải kiểu việt anh loạn xạ, thích là chèn ngang ngay 1 từ tiếng anh vào giữa câu văn. Nhìn vừa lủng củng, đọc cũng ức chế. Nói chung là đọc được 1 đoạn, ko thích cách viết của bạn nên không quan tâm bạn viết gì. Chỉ là nhận xét cá nhân, bạn đọc hay không cũng chẳng có gì. Thanks

    Liked by 1 person

  2. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ 1 góc nhìn về BPhone. Có 1 góp ý nhỏ là tác giả nên viết hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Viết kiểu chêm từ thế đọc khá khó chịu

    Liked by 1 person

  3. thằng viết bài này như cứt. mày biết tiếng anh thì viết hẳn tiếng anh ấy, ko thì đi học lại tiếng việt đi

    Like

  4. Nghe cái giọng văn là thấy thối rồi, chăng hiểu nổi cụm từ “những người làm công nghệ chân chính” là gì nữa, vậy mấy ông BKAV dùng chân phụ để làm công nghệ à … Toàn kiểu ném đá vớ vẩn … tôi sẽ không mua (vì ko có điều kiện) nhưng tôi sẽ đứng sang một bên cho người ta kinh doanh …

    Like

  5. Đã thử 2 lần đọc bài nhưng không tài nào đọc hết được. Đọc được vài khúc đầu là thấy văn nó không xuôi, cứ khó nhằn thế đếu nào ấy. Chán không thèm đọc tiếp khúc sau nữa

    Like

  6. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và góp ý. Admin của Web Nhà Kua đã cố gắng “dịch” các cụm từ tiếng Anh trong bài ra tiếng Việt để các bạn dễ theo dõi hơn. Nhưng cũng cần lưu ý, bài này, như tác giả đã nói ở đầu bài”, chỉ “dành cho những ai thực sự muốn hiểu.” Ngoài ra, có nhiều khái niệm, thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh tương đối khó Việt hóa, thậm chí là không có từ tiếng Việt tương đương. Tuy nhiên, Web Nhà Kua đã tiếp thu ý kiến của các bạn. Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bạn. Xin cảm ơn!

    Like

  7. Cá nhân mình nghĩ Bphone là một sản phẩm cần được hưởng ứng, tôi không bàn đến Made in vietnam hay những câu nói tự nhận của Bkav,chúng ta cần biết để có 1 sp made in Vietnam là cực cực kì khó, và càng khó hơn để có thể nhận những mỹ từ của Bkav,chúng ta chưa thể làm được điều đó, nhưng chúng ta liệu có nên ủng hộ cho họ, vì chí ít, họ cũng đã có 1 bước đi tốt trong việc kích thích niềm tự hào made in Vietnam, Bphone ko có lỗi, lỗi thuộc về Bkav…

    Like

    1. Cảm ơn bạn đã nhận xét. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không đơn giản như bạn nghĩ nếu những điều viết trong bài này là sự thật. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu toàn bộ người VN dùng Bphone và truyền toàn bộ dữ liệu của mình cho một “nước lạ” nào đó (vì đã cài cắm mã độc trong đó) thì sẽ nguy hiểm thế nào. Nếu có thời gian, bạn đọc thêm truyện vui sau nhé: https://webnhakua.wordpress.com/2015/06/01/chuyen-bom-va-cao/

      Like

Leave a reply to khdba Cancel reply